MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM
13/05/2020 296- Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
1. Thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Hiện tại Việt Nam chưa có quy định nào quy định về thương hiệu mà chỉ có quy định về nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Pháp luật của một số nước có quy định khác nhau về thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu được quy định với cách hiểu rộng hơn nhãn hiệu, là tập hợp tất cả các yếu tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ tạo nên vị thế của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường.
2. Cấu tạo của một nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù. Được kết hợp lại tạo thành một dấu hiệu để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất khác nhau.
3. Các loại nhãn hiệu được bảo hộ
Căn cứ pháp lý Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận đặc tính về xuất sứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch cụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết: các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4. Sáng tạo nhãn hiệu
Số lượng nhãn hiệu đang tồn tại trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là một con số khổng lồ. Vì vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu mới, được bảo hộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi người sáng tạo nhãn hiệu phải là người có am hiểu và có chuyên môn tốt.
Cần chú trọng vào việc giá trị thương mại mà nhãn hiệu mang lại và có được bảo hộ một cách dễ dàng hay không.
Giá trị thương mại mà nhãn hiệu mang lại cho sản phẩm, dịch vụ là việc khi bạn đưa ra nhãn hiệu đó có tạo được sự khác biệt, tạo được sự phân biệt của hàng hóa, dịch vụ của mình. Nhãn hiệu bạn đưa ra có sức hút, hấp dẫn và gây ấn tượng với những khách hàng tiềm năng mà bạn muốn chinh phục hay không. Nhãn hiệu cần dễ hiểu, đẹp nhưng vẫn đơn giản, dễ nhớ, có điểm nhấn để tạo ấn tượng với khách hàng, đối tác.
Có được bảo hộ một cách dễ dàng: có tính phân biệt mạnh với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trên thị trường. Rõ ràng nhãn hiệu phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn, không gay hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất của hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu bạn đưa ra phải đảm bảo không giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã bảo hộ.
Bởi vì công tác xác nhận, tìm kiếm đối chiếu với số lượng nhãn hiệu cũng là vấn đề với những cá nhân cơ quan có trách nhiệm trong vấn đề này. Công tác bảo hộ còn gặp nhiều vấn đề khi mà số lượng nhãn hiệu đã được bảo vệ trên thế giới là con số khủng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
1. Văn phòng luật sư Tín Phát
Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: Luatsulamdong.com
Gmail: vplstinphat@gmail.com
2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: luatsulamdong.com
Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com
+ Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế của Chúng Tôi – Cam Kết Mang Lại Giải Pháp Tối Ưu
Dich-Vu-Giai-Quyet-Tranh-Chap-Thua-Ke-cua-Chung-Toi-Cam-Ket-Mang-Lai-Giai-Phap-Toi-Uu
+ Từ chối nhận di sản thừa kế có được không?
Di sản thừa kế là tài sản do người chết để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc và trong một số trường hợp người thừa kế có
+ Sang tên sổ đỏ cho con nên tặng cho hay để thừa kế là tốt nhất ?
Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của chúng ta khi thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy cha mẹ
+ Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
1. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không? Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, người thừa kế nếu không là cá nhân thì vẫn có quyền
+ Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản có bắt buộc phải công chứng?
Câu hỏi của khách hàng: “Vợ chồng tôi có 1 căn nhà nhỏ ở quê. Chúng tôi dự định làm hợp đồng mua bán căn nhà này, thửa vườn đang trồng cà phê và một xe máy, một
+ Những trường hợp dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế nhà, đất: Ai cũng nên biết
Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc Theo quy định pháp luật Việt Nam, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo
+ THỦ TỤC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LÂM ĐỒNG
Văn phòng chúng tôi chuyên hỗ trợ giải quyết các tranh chấp đất đai, thực hiện thủ tục đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
+ THỦ TỤC TÁCH THỬA ĐẤT TẠI LÂM ĐỒNG
Văn phòng chúng tôi chuyên hỗ trợ giải quyết các tranh chấp đất đai, thực hiện thủ tục đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
+ THỦ TỤC HIẾN ĐẤT HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN CHO CƠ SỞ TÔN GIÁO (CHÙA) TẠI LÂM ĐỒNG
Văn phòng chúng tôi chuyên hỗ trợ giải quyết các tranh chấp đất đai, thực hiện thủ tục đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
+ THỦ TỤC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LÂM ĐỒNG
Văn phòng chúng tôi chuyên hỗ trợ giải quyết các tranh chấp đất đai, thực hiện thủ tục đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.