Bài luận cứ vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
10/11/2017 1395Tôi là luật sư: N T V, Văn phòng Luật sư ABC– Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng, theo yêu cầu của bị cáo và được sự chấp thuận của các cơ tiến hành tố tụng tôi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị D bị VKSND tỉnh A truy tố về tội “Lạm Dụng Tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
BÀI LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO
Nguyễn Thị D
Kính thưa: – Hội đồng xét xử
– Vị Đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh A
Tôi là luật sư: N T V, Văn phòng Luật sư ABC– Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng, theo yêu cầu của bị cáo và được sự chấp thuận của các cơ tiến hành tố tụng tôi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị D bị VKSND tỉnh A truy tố về tội “Lạm Dụng Tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Kính thưa Hội đồng xét xử:
Qua nghiên cứu hồ sơ và phần xét hỏi tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin tôi nêu lên những quan điểm pháp lý của mình xin HĐXX xem xét trước khi vào nghị án:
Nội dung vụ án được thể hiện rõ trong hồ sơ và phần xét hỏi tại phiên tòa hôm nay và các phiên tòa trước, tôi không đi vào chi tiết vụ án và chỉ tóm gọn lại hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo Nguyễn Thị D để qua đó chúng ta có cái nhìn rõ hơn, thông cảm hơn với các bị cáo:
Bị cáo là một người phụ nữ chịu khó, chịu khổ. Cuộc sống gia đình phụ thuộc vào việc chăn nuôi và trồng rau trong vườn nhà. Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình nên từ năm 2007, 2008 bị cáo đã chơi huê hụi, vay tiền của các bị hại để dùng vào việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt và mua 3 ha đất tại tỉnh Đắk Nông để phát triển nông trại và làm nhà. Số lãi vay của các khoản tiền này là rất cao 4%, 5%, 6%, thậm chí 9, 15% /1 tháng và được thể hiện rõ trong các biên bản đối chất có trong hồ sơ vụ án mà chính các bị hại cũng đã thừa nhận. Theo cách tính toán sai lầm của bị Cáo việc chăn nuôi, trồng trọt tại gia đình và việc mua bán đất đai sẽ có khoản thu để trả nợ gốc, lãi vay và đóng tiền huê hụi. Tuy nhiên việc đầu tư không gặp thuận lợi như tính toán của bị cáo, trong những năm đó nhiều đàn heo của bị cáo gặp phải nạn dịch heo tai xanh, lở mồm long móng cho nên toàn bộ số tiền đầu tư vào các chăn nuôi đều mất hết, đất đai thì giảm giá rất thấp không bán được. Trong khi đó tiền nợ gốc, tiền lãi tiền huê hụi nợ các bị hại không trả được trong thời gian dài dẫn đến việc “lãi mẹ đẻ lại con”, số tiền lúc này đã lên con số rất lớn bị cáo đã phải bán dần miếng đất 3 ha kia để trả lãi, trả gốc cho các bị hại nhưng đến khi bán hết đất để trả nợ, sau đó bị cáo tiếp tục thế chấp chính căn nhà và mảnh đất cuối cùng của bị Cáo để trả nợ nhưng vẫn không trả hết, bước đường cùng là bị cáo đã cầu cứu đến các anh chị em trong gia đình, và anh chị em thì cũng chỉ giúp đỡ mức độ có giới hạn. Lúc này bị cáo đã “lực bất tòng tâm” mong muốn giữ chữ tín với các chủ nợ nhưng cũng không làm gì được. Điều này cho thấy ý chí của bị cáo ban đầu chỉ là vay mượn đầu tư làm ăn phát triển kinh tế gia đình chứ không có động cơ “ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của các bị hại. Biết mình không thể trả nợ cho các bị hại, cuối cùng bị cáo không còn cách nào khác là phải trốn về quê với mong muốn làm ăn để trả nợ cho các bị hại. Bị cáo không nhận thức được hành vi này là vi phạm pháp luật.
Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thị D đã cấu thành tội Lạm Dụng Tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ Luật Hình sự . Tuy nhiên tôi xin trình bày các tình tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Dung kính mong hội đồng xét xử lưu tâm xem xét:
Thứ nhất : Mặc dù bị cáo biết gia đình mình rất khó khăn nhưng từ trong trại giam bị cáo đã gửi nguyên vọng của mình và tác động tới cho gia đình là: “gia đình cố gắng đã kêu gọi anh chị em, cô, dì, chú, bác mỗi người giúp đỡ cho bị cáo một ít tiền để trả cho các bị hại nhất là người già và phụ nữ có thai”, những người mà theo bị cáo thì cần phải trả sớm vì họ đã già rồi, lỡ họ chết thì bị cáo không trả được bị cáo sẽ cảm thấy rất hối hận. Điều này cũng thể hiện tính nhân văn trong con người bị cáo, mong muốn khắc phục hậu quả cho các bị hại. Và theo nguyện vọng của bị cáo Nguyễn Thị D, gia đình đã kêu gọi những người thân hỗ trợ cho bị cáo Dung, đến nay gia đình bị cáo đã trả được tổng số tiền cho các bị hại là: 1.700.430.000đ các chứng từ trả tiền cho các bị hại đã được gia đình nộp cho tòa và tại phiên tòa hôm nay và các phiên tòa trước các bị hại cũng đã xác nhận. Các bị hại đã làm đơn xin giảm án cho bị cáo Dung, đơn đã được gửi cho hội đồng xét xử. Đây được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 “b. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”.
Thứ hai: Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử bị cáo đã thành khẩn khai báo rõ ràng, thật sự ăn năn hối cải. Bị cáo hợp tác với cán bộ điều tra, với những bị hại điều này chính các bị hại biết rõ trong các buổi đối chất tại địa phương, chứng tỏ bị cáo thật sự sám hối về hành vi của mình. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong điểm p khoản 1 Điều 46. Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.
Thứ ba : Bị cáo Nguyễn Thị D là một người có nhân thân tốt, Gia đình bị cáo là gia đình có công với cách mạng, cha bị cáo là Ông Nguyễn Văn N đã được Hội đồng nhà nước Việt Nam cấp huân chương khác chiến hạng nhất và mẹ là bà Lương Thị H đã được Hội đồng nhà nước Việt Nam cấp huân chương kháng chiến hạng nhất hạng nhì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây được xem là tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ như quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Hình sự và quy định tại điểm c mục 5 Nghị Quyết 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
Từ những vấn đề tôi đã phân tích trên đây, Tôi kính mong Hội đồng xét xử xem xét áp dụng cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ tại điểm b và điểm p. khoản 1 Điều 46, khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Hình Sự và điểm c mục 5 Nghị Quyết 01/2000/NQ-HĐTP, đồng thời áp dụng Điều 47 Bộ Luật Hình Sự “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật” để có thể áp dụng hình phạt thấp nhất mà Vị đại diện Viện kiểm sát vừa đề nghị áp dụng cho bị cáo Nguyễn Thị D.
Là luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị D, tôi trân trọng đề nghị Hội đồng Xét xử căn cứ chính sách khoan hồng của pháp luật, xem xét, quan tâm chiếu cố cho bị cáo về mức độ hình phạt phù hợp, giảm nhẹ hình phạt để tạo điều kiện cho bị cáo sớm trở lại với xã hội để tiếp tục làm việc và trả nợ cho các bị hại.
Cuối cùng tôi xin chia sẻ với các bị hại vì đã tin tưởng bị cáo Nguyễn Thị D và giao tiền cho bị cáo Nguyễn Thị D bằng hình thức cho vay hoặc bằng hình thức chơi huê, chơi hụi. Những người đã dành những khoản tiền tích góp của mình giao cho bị cáo để giúp đỡ cho gia đình bị cáo phát triển kinh tế gia đình. Nhưng do việc tính toán non kém và làm ăn không thuận lợi dẫn đến việc bị cáo không còn khả năng để chi trả cho các bị hại. Gia đình bị Cáo hiện nay ly tán mỗi người một nơi. Đành rằng “nợ thì phải trả” nguyên tắc của người đi vay nợ nhưng gia đình bị cáo Nguyễn Thị D đến nay vẫn không thể trả được hết nợ. Vậy tôi cũng mong những bị hại chưa được gia đình bị cáo trả nợ một sự thông cảm và chia sẻ sâu sắc với bị Cáo Nguyễn Thị D.
Xin cám ơn Hội đồng xét xử, Vị đại diện Viện Kiểm sát và toàn thể bà con tham dự phiên toà đã lắng nghe tôi trình bày./.
Lâm Đồng, ngày 26 tháng 09 năm 2017
Luật sư N T V
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Văn phòng luật sư Tín Phát
Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: Luatsulamdong.com
Gmail: vplstinphat@gmail.com
- Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: luatsulamdong.com
Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com
+ Từ chối nhận di sản thừa kế có được không?
Di sản thừa kế là tài sản do người chết để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc và trong một số trường hợp người thừa kế có
+ Lấy sổ đỏ đứng tên người khác đi cầm cố có được không?
Theo Điều 309 Bộ Luật Dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực
+ Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản theo quy định mới nhất
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản là các hành vi mà bị Nhà nước nghiêm cấm nhằm quản lý hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản một
+ Lập di chúc nhưng không cho phép bán di sản có được không?
Theo quy định tại Điều 609 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, mỗi cá nhân đều được pháp luật công nhận quyền lập di chúc để thực hiện ý nguyện về tài sản của
+ Khi nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Trường
+ Hóa đơn điện tử in ra giấy có cần phải đóng dấu không?
1. Hóa đơn điện tử in ra giấy có cần đóng dấu không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử không bắt buộc phải
+ Sang tên sổ đỏ cho con nên tặng cho hay để thừa kế là tốt nhất ?
Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của chúng ta khi thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy cha mẹ
+ Bốn khoản tiền quan trọng phải nộp khi nhận thừa kế nhà đất từ cha mẹ:
1. Thuế thu nhập cá nhân – Trường hợp 1: Không phải nộp vì được miễn Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập
+ Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
1. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không? Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, người thừa kế nếu không là cá nhân thì vẫn có quyền
+ Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có cần xuất hóa đơn không?
1. Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có cần xuất hóa đơn không? – Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì Hộ kinh