0918415277 0918255499
Trang chủ>Lĩnh vực tố tụng>Các vụ việc, vụ án Hình sự

QUY ĐỊNH MỚI VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA _LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

27/04/2020 291
Luật hình sự 2015 Luật sư bào chữa Đà Lạt Người bào chữa Đà Lạt Điểm mới về người bào chữa

Người bào chữa hay bào chữa viên là thuật ngữ chỉ về những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng thay mặt thân chủ tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tộitruy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.

LUAT-SU-BAO-CHUA-TRONG-BLTTHS-2015

Xem thêm:Tham gia tố tụng

Điều 72. Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Căn cứ điểm d khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”

Có thể thấy ở quy định mới này Luật đã quy định thêm đối tượng được đảm bảo quyền bảo chữa đó là người bị bắt. So với luật cũ liệt kê trực tiếp là “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”.

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

“b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”

– Bộ luật tố tụng 2003 không quy định người bào chữa có mặt khi người tiến hành tố tụng lấy lời khai. Và trường hợp người có thẩm quyền kết thúc người bào chữa có thể hỏi theo luật cũ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Điều tra viên.

“d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này”

Bộ luật cũ quy định người bào chữ phải có để nghị đối với cơ quan tiến hành tố tụng.

“e)…..đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế”

Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 không quy định về vấn đề này.

“h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu”

Theo thông tư 46/2019/TT- BCA ngày 10/10/2019 có quy định:

Điều 15. Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật

Người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và giao cho Cơ quan đang thụ lý vụ án thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nhở, nếu vi phạm nghiêm trọng thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra yêu cầu, nếu thấy yêu cầu có liên quan đến việc bào chữa hoặc liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Đây là quy định mới của Bộ Luật, người bào chữa có thể tham gia sớm hơn.

Điểm mới về người bào chữa

Điều 75. Lựa chọn người bào chữa

“1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn”

Đối tượng được thêm 01 đối tượng là người thân tích của họ

“2. …..Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.”

Đây là quy định mới về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ.

“3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa”

Và được Bộ công an ban hành thông tư thực hiện vấn đề này.

Điều 76. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Bộ luật đã mở rộng phạm vi bắt buộc phải có người bào chữa là người có mức khung hình phạt là 20 năm tù, từ chung thân trong khi đó BLHS 2003 chỉ quy định mức hình phạt tử hình.

Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Thay vì quy định 03 ngày như trước đây thì theo BLHS 2015 thời gian chỉ còn 24 giờ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

1. Văn phòng luật sư Tín Phát

Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499     

Website: Luatsulamdong.com

Gmail: vplstinphat@gmail.com

2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: luatsulamdong.com

Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com

Luật hình sự 2015 Luật sư bào chữa Đà Lạt Người bào chữa Đà Lạt Điểm mới về người bào chữa
Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
  • + Khi nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

    Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Trường

  • + Vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

    Án lệ số 14/2017/AL : Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định

  • + Vụ án Tranh chấp về hợp đồng tín dụng

    Án lệ số 08: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

    Án lệ số 09: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Án lệ số 04: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án Tranh chấp đòi lại tài sản

    Án lệ số 2: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án Khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

    Án lệ số 10: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI TẠI HÀ NỘI

    ÁN LỆ SỐ 01: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà”

    Án lệ số 07: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án: “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

    Án lệ số 28/2019/AL: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 22 tháng 8 năm 2019 và được công bố theo Quyết định số

  • Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
    Chat Zalo Gọi ngay