0918415277 0918255499
Trang chủ>Tin tức>Dịch vụ Doanh Nghiệp>Giải thể doanh nghiệp

SO SÁNH PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

20/11/2020 32

Đứng trước sự suy thoái tài chính, cũng như tình hình kinh tế khó khăn do dịch bệnh Covid đang diễn ra trên thế giới và trong nước hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn, gánh nặng chi phí ngày càng tăng. Chủ các doanh buộc phải đối mặt với việc đóng cửa doanh nghiệp và hình thức đóng cửa doanh nghiệp theo hướng phá sản hay giải thể cũng là nỗi băn khoăn, vướng mắc của chủ doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn và tránh nhầm lẫn giữa phá sản và giải thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về 2 hình thức này:

 

Phá sản và giải thể là hai trong số các hình thức chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân. Nhìn chung, phá sản và giải thể có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014: “Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền”.

Theo Luật Phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

1. Điểm giống nhau

Giải thể doanh nghiệp và phá sản:

– Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

– Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

2. Điểm khác nhau

Tiêu chí Giải thể doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý chính   Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Doanh nghiệp 2020 (Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021)   Luật Phá sản 2014
        Nguyên nhân Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị  giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau: . Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp (Điều 207) 1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp được công nhận là  phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Khoản 4 Điều 5) Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản
    Người có quyền nộp đơn yêu cầu Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm: Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH. Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
Loại thủ tục Giải thể doanh nghiệp là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Điều 208) Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ và được thực hiện theo quy định Luật Phá sản 2014.
Chủ thể ra quyết định Giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc). Phá sản doanh nghiệp do Tòa án quyết định. (Điều 8)
Điều kiện Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định. Đối với phá sản doanh nghiệp thì bản chất là do không thanh toán được nợ. Vì thế, doanh nghiệp phá sản không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh.
    Thứ tự thanh toán tài sản Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Nợ thuế. Các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. Chi phí phá sản. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trình tự, thủ tục Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định. Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế phụ trách và Phòng đăng ký kinh doanh (trong vòng 6 tháng kể từ ngày hồ sơ thông báo giải thể hợp lệ) Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau: Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản. Triệu tập hội nghị chủ nợ. Phục hồi doanh nghiệp. Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp giải thể, xóa tên và chấm dứt sự tồn tại. Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).

Theo những phân tích trên, thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào “dại dột” mà lựa chọn phá sản.

Chỉ có các doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán lương, thanh toán nợ, không được quyền tiến hành thủ tục giải thể thì mới bị tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể bị người lao động hoặc chủ nợ hoặc các đối tượng khác yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản để từ đó, tiến hành thủ tục phá sản, bán tài sản để trả nợ.

Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra phương án phục hồi kinh doanh có thể thanh toán hết lương và các khoản nợ. Sau đó, nhận thấy việc tiếp tục kinh doanh sẽ khó khăn và có khả năng cao bị thua lỗ thì lúc này doanh nghiệp mới có quyền (nên) chọn giải thể. Khi chọn giải thể thì doanh nghiệp ở thế chủ động hơn, thủ tục đơn giản hơn.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy công ty của mình vẫn còn khả năng hoạt động nhưng hiện tại không đạt được hiệu quả kinh tế doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp tạm ngưng hoạt động. Tối đa 1 năm nếu hết 1 năm tạm ngưng doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngưng chưa vào hoạt động thì doanh nghiệp có thể gia hạn nhưng thời hạn tối đa cho 2 lần tạm ngưng không quá 2 năm.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

1. Văn phòng luật sư Tín Phát

Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499     

Website: Luatsulamdong.com

Gmail: vplstinphat@gmail.com

2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: luatsulamdong.com

Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com

Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, thành lập doanh nghiệp tại Đà Lạt
  • + So sánh Phá sản và Giải thể doanh nghiệp

    Đứng trước sự suy thoái tài chính, cũng như tình hình kinh tế khó khăn do dịch bệnh Covid đang diễn ra trên thế giới và trong nước hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp

  • + MỘT SỐ ĐIỂM THAY ĐỔI MỚI TRONG NGHỊ ĐỊNH 148/2020 VỀ ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC TỪ 08/02/2021

    Là một quốc gia đang trong quá trình phát triển và cải tiến, Việt Nam lại có diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu, thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Việc tăng trưởng

  • + THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

    Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong

  • + 10 TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU MỚI (SỔ ĐỎ)

    Hiện nay, vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội khi mà sự

  • + Những lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất

    Hiện nay, việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng quy mô phát triển cũng như chuyển mình sang con đường kinh doanh

  • + THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO ?

    Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính cần thực hiện tại cơ quan đăng ký khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh

  • + QUY ĐỊNH HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG MỚI

    Định nghĩa cụ thể về hợp đồng lao động được quy dịnh tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể như sau: - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người

  • + ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH

    Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín, tin cậy cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh; Công ty hợp danh

  • + ĐIỀU KIỆN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

    Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay xuất phát chính từ nhu cầu khách quan phát triển kinh tế – xã hội cần có sự liên kết vốn,

  • + ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

    Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một trong

  • Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, thành lập doanh nghiệp tại Đà Lạt

    LUẬT SƯ TÍN PHÁT LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH

    Vui lòng để lại thông tin. Đội ngũ VPLS TÍN PHÁT luôn sẵn lòng tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quy khách
    Chat zalo Gọi ngay