Trang chủ>Tin tức pháp luật

Cách tìm luật sư giỏi như thế nào?

25/09/2014 2

luat su nu

Cách tìm luật sư giỏi như thế nào?

         Nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp đang ngày một tăng lên tại Việt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết cách làm thế nào để tìm được một luật sư đáng tin cậy, chuyên nghiệp khi họ cần. Trên thực tế, một tỷ lệ không nhỏ những người đã từng thuê luật sư tại Việt Nam không hài lòng với luật sư mà mình đã thuê, nhiều người còn rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” sau khi đã ký hợp đồng thuê luật sư, thậm chí có người còn nghĩ đến việc kiện chính luật sư của mình để đòi lại tiền thù lao đã trả.

Việc tìm một luật sư đáng tin cậy, người có thể giúp đỡ hiệu quả đối với các vấn đề pháp lý cụ thể của bạn có thể không dễ dàng. Đừng nghĩ rằng bạn có thể tìm được một luật sư tốt bằng cách đơn giản là chỉ tìm kiếm trong sổ điện thoại hoặc đọc một quảng cáo. Không có đủ thông tin trong các nguồn đó để giúp bạn đưa ra một quyết định khôn ngoan. Thực hiện theo các bước sau đây sẽ giúp bạn có thể tìm được một luật sư đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

1. Luật sư không bao giờ được hứa trước về kết quả vụ việc.

Khi cần phải tìm cho mình một luật sư, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến việc tìm một luật sư giỏi. Nhưng thế nào là một luật sư giỏi thì ngay cả nội bộ giới luật sư cũng chưa thể đưa ra được một câu trả lời thống nhất. Điều này một phần do lịch sử hình thành và phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam chưa dài, phần khác do trong đội ngũ luật sư hiện nay của Việt Nam có sự khác nhau rất lớn về trình độ, bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết xã hội và quan điểm, triết lý hành nghề. Có luật sư sẵn sàng đương đầu với các thế lực để giành lại công lý cho thân chủ, trong khi có luật sư chỉ lấy việc “chạy”, cốt sao kiếm được nhiều tiền làm triết lý hành nghề. Tuy nhiên, bằng trực giác và sự nhạy cảm của mình, bạn có thể biết được một luật sư có đáng tin cậy, chuyên nghiệp hay không sau một vài lần tiếp xúc, trao đổi công việc với anh ta.

Rất nhiều người từ trước tới nay chưa từng làm việc với một luật sư, do đó họ không biết kỳ vọng những gì từ một luật sư. Trước hết và quan trọng nhất, bạn nên kỳ vọng ở luật sư sự thẳng thắn, lời tư vấn trung thực. Luật sư của bạn nên chỉ ra cho bạn những điểm mạnh và điểm yếu đối với tư cách của bạn trong vụ việc và giúp bạn có một cái nhìn thực tế, khách quan về kết quả tiềm năng. Trong quá trình cung cấp dịch vụ, luật sư phải thường xuyên thông báo tình hình, kết quả giải quyết cho bạn và gửi cho bạn bản sao các văn bản liên quan đến vụ việc của bạn. Nếu một luật sư cam kết, đảm bảo về một kết quả giải quyết vụ việc của bạn, hãy chọn một luật sư khác. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư không cho phép luật sư đảm bảo, cam kết về kết quả giải quyết một vụ việc cụ thể, do đó, hãy cảnh giác nếu điều này xảy ra. Bởi lẽ, chỉ có thẩm phán mới là người ra phá quyết cuối cùng, mặt khác bản thân thẩm phán cũng không phải thích tuyên như thế nào thì tuyên vì còn có Viện kiểm sát, còn có cơ quan công an và các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác. Án tại hồ sơ. Việc hứa hẹn chỉ có ở những ” Cò” chạy án mà thôi.

2. Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, hay người quen?

Người Việt Nam rất hay dự vào những mối quan hệ quen biết. Nhưng chưa chắc người quen của bạn bè giới thiệu cho bạn một luật sư thực sự giỏi. Giỏi hay không phải qua sự cảm nhận của bạn đối với luật sư đó. Cách họ ứng xử, nói năng, giao tiếp… và cũng đừng thấy họ còn trẻ cũng như văn phòng của họ không được khang trang lắm mà đánh giá thấp năng lực của họ. Có thể gừng càng già càng cay nhưng cũng có thể già đó nhưng trong đầu chẳng có gì. Bạn quyết định thuê luật sư khi bạn đã trực tiếp gặp, trò chuyện, thảo luận với luật sư đó về vụ việc của bạn, và hãy xem bạn có cảm thấy cảm thấy thoải mái khi làm việc với luật sư đó hay không.

3. Thông qua gặp gỡ trực tiếp một vài luật sư

Cuộc nói chuyện trực tiếp đầu tiên với một luật sư mà bạn đang xem xét việc thuê là vô cùng quan trọng. Khi đi gặp luật sư, hãy mang theo bạn tất cả các tài liệu và thông tin khác liên quan đến vấn đề của bạn. Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi khi bạn đến gặp luật sư – chẳng hạn như: luật liên quan đến vụ việc của bạn thuộc chuyên ngành luật gì? Kết quả giải quyết thực tế có thể sẽ ra sao? Quan điểm của luật sư về phương thức xử lý vụ việc của bạn là gì? Luật sư đề xuất một phương án tấn công hay ôn hòa, thận trọng? Hãy xem xét mức độ thoải mái của bạn khi gặp luật sư và khả năng tương thích về cá tính. Bạn có được một cảm giác tin tưởng đối với luật sư hay không? luật sư có vẻ hiểu biết về những gì cô ta hoặc anh ta đã nói không? luật sư có vẻ tự tin, hiểu biết về vụ việc, lĩnh vực liên quan đến vụ việc của bạn hay không? Bạn không nên quyết định việc thuê ngay luật sư đầu tiên mà bạn gặp. Hay cố gắng thu xếp cuộc gặp với ít nhất hai luật sư, sau đó hãy quyết định bạn sẽ chọn luật sư nào.

4. Nhân cách của luật sư như thế nào?

Hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến triển vọng quan hệ cá nhân giữa bạn và luật sư của bạn. Bất kể là luật sư đó có kinh nghiệm thế nào hoặc được người khác ca tụng ra sao, nếu bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi gặp gỡ, làm việc với luật sư đó trong một hai lần gặp đầu tiên, bạn sẽ không bao giờ có được một mối quan hệ khách hàng- luật sư lý tưởng. Hãy tin tưởng vào trực giác, bản năng của bạn và tìm kiếm một luật sư có sự tương thích với cá tính riêng của bạn. Tất nhiên là cũng cần phải đánh giá thêm về các mặt khác như: kinh nghiệm của luật sư, mối quan hệ cá nhân, khả năng tiếp cận (luật sư còn thời gian để tiếp nhận vụ việc của bạn hay không).

5. Ai sẽ là người trực tiếp?

Ai sẽ là người trực tiếp đảm nhận công việc của bạn? Bạn cần phải gặp người đó. Hãy hỏi họ luật sư cụ thể nào của họ sẽ là người trực tiếp giải quyết vụ việc của bạn và đề nghị họ cho bạn gặp gỡ trực tiếp với luật sư đó. Có thể người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư mà bạn đã tiếp xúc là một luật sư đáng tin cậy, theo bạn cảm nhận, nhưng luật sư được phân công trực tiếp giải quyết vụ việc lại không có được niềm tin ở bạn khi tiếp xúc hoặc ngược lại. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu được lựa chọn luật sư mà bạn tin tưởng hơn làm luật sư của bạn vì xét cho cùng, luật sư của bạn là luật sư trực tiếp giải quyết vụ việc cho bạn, chứ không phải tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề.

Mọi chi tiết xin liện hệ:

  1. Văn phòng luật sư Tín Phát

Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: Luatsulamdong.com

Gmail: vplstinphat@gmail.com

  1. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: luatsulamdong.com

Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com

Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, thành lập doanh nghiệp tại Đà Lạt
  • + GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN

    Văn phòng chúng tôi cung cấp quý doanh nghiệp Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

  • + GIẤY CHỨNG NHẬN VỐN GÓP

    Để hỗ trợ doanh nghiệp Văn phòng chúng tôi cung cấp mẫu Giấy chứng nhận vốn góp đối với Công ty TNHH

  • + GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP/ GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN

    Nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp sau khi thành lập các thành viên/cổ đông thực hiện góp vốn đủ vào Công ty. Văn phòng chúng tôi xin gửi đến quý Doanh nghiệp những thông

  • + XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CON DẤU

    Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, để phân biệt giữa các doanh nghiệp khác nhau, và đồng thời thể hiện tính pháp lý của các văn bản công

  • + SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

    Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện

  • + TRƯỜNG HỢP MIỄN LỆ PHÍ THUẾ MÔN BÀI NĂM 2020

    Nghị định 22/2020/NĐ-CP vừa ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 25/02/2020 sửa đổi bổ sung Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài. Theo nghị định này

  • + TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI LÀM SỔ ĐỎ TẠI ĐÀ LẠT

    Căn cứ vào thời điểm xác lập quyền sử dụng đất và giấy tờ về quyền sử dụng đất mà nhiều trường hợp người dân làm Sổ đỏ mà không phải nộp tiền sử dụng đất.

  • + GIẢI PHÁP NHÂN SỰ CHO DOANH NGHIỆP BỞI ẢNH HƯỞNG COVID-19 HIỆN NAY

    Đại dịch Covid -19 diễn biến hết sức phức tạp cùng với chính sách giãn cách xã hội đã làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính,

  • + Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Doanh Nghiệp Tại Đà Lạt Lâm Đồng

    Nếu bạn đang muốn thành lập công ty mà bạn không rành về các thủ tục pháp lý,

  • + Dịch Vụ Thành Lập Công Ty

    Văn phòng luật sư Phạm Thị Điệp cung cấp Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Tại Đà Lạt Lâm Đồng

  • Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, thành lập doanh nghiệp tại Đà Lạt

    LUẬT SƯ TÍN PHÁT LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH

    Vui lòng để lại thông tin. Đội ngũ VPLS TÍN PHÁT luôn sẵn lòng tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quy khách
    Chat zalo Gọi ngay