NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI LÀM SỔ ĐỎ TẠI ĐÀ LẠT
27/04/2020 1743Hiện nay, trên thực tế có thể thấy trong các thủ tục về đất đai thì thủ tục xin cấp sổ đỏ là một trong các thủ tục mà người dân, hộ gia đình, cá nhân khó thực hiện nhất. Để dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc xin cấp sổ đỏ dưới đây chúng tôi cung cấp một số thông tin lưu ý khi làm sổ đỏ.
Vậy sổ đỏ là gì mà lại khó thực hiện như vậy?
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy Sổ đỏ là từ ngữ mà người dân thường sử dụng để nhắc đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa trên màu sắc của Giấy tờ.
(Từ ngữ không đúng theo quy định của pháp luật nhưng chúng tôi vẫn dùng xen từ Sổ đỏ để gần gũi và người dân dễ tiếp cận vấn đề hơn)
Sau đây là những chú ý khi làm sổ đỏ mà khi ra thực tiễn mới gặp phải:
1. Chỉ có thủ tục cấp sổ đổ lần đầu
Khi người sử dụng đất có nhu cầu cấp sổ đỏ thì tiến hành thực hiện thủ tục với tên theo quy định của pháp luật là: “Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”, thông thường là thủ tục cấp sổ đỏ.
Theo quy định là cấp lần đầu như vậy sẽ không có lần hai, lần ba,… vì: Sổ đỏ sẽ được cấp theo từng thửa, khi được cấp sổ thì người sử dụng đất sẽ xác lập quyền sử dụng của mình với thửa đất đó. Trong trường hợp người này chuyển quyền sử dụng đất cho người khác bằng các hình thức như chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế,… thì tiến hành theo thủ tục đăng ký biến động (Thông thường gọi là sang tên sổ đỏ) mà không phải thực hiện theo thủ tục cấp sổ đỏ.
(Những điều chú ý khi làm Sổ đỏ)
2. Cấp duy nhất một loại sổ
Khi người dân đề nghị cấp sổ đỏ cho đất, tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 10/12/2009 thì Nhà nước sẽ cung cấp chung một loại sổ với tên gọi: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Tài sản khi cấp sổ đỏ bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng cây lâu năm.
Tại trang 02 của sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nếu người dân đề nghị cấp sổ đỏ chỉ có quyền sử dụng đất thì trong sổ ghi thông tin về thửa đất; nếu có quyền sử dụng đất và nhà ở thì sẽ ghi nhận thêm thông tin về nhà ở; nếu có quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất thì trang 02 của Sổ đỏ sẽ ghi thông tin của tất cả các loại tài sản được chứng nhận.
3. Điều kiện để cấp Sổ đỏ
Các văn bản Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì phân điều kiện ra cho 3 nhóm sau:
– Nhóm 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
– Nhóm 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (áp dụng với hộ gia đình, cá nhân)
– Nhóm 3: Đất lấn chiếm, đất được giao không đúng thẩm quyền
Trường hợp này rất khó xử lý vì những đất bị lấn chiếm, đất giao không đúng thẩm quyền vì có vi phạm pháp luật đất đai những đã sử dụng ổn định, lâu dài nên phần điều kiện rất chặt chẽ.
Chỉ những hành vi lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2014 mới được cấp hoặc xem xét cấp Sổ đỏ thực hiện theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP; nếu xảy ra sau ngày 01/7/2014 sẽ bị xử lý, đất lấn, chiếm hoặc được giao không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi.
4. Những giấy tờ cần chuẩn bị để làm Sổ đỏ
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cấp Sổ đỏ gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điều kiện để chứng nhận quyền sử dụng đất);
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất);
Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
5. Cơ quan có thẩm quyền, thời hạn thực hiện thủ tục
Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Xem thêm: Những điều cần biết khi sang tên Sổ đỏ tại Đà Lạt
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp Sổ đỏ được quy định như sau:
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời hạn cấp Sổ đỏ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
6. Phí làm sổ đỏ
Các khoản tiền phải nộp: Người đề nghị cấp Sổ đỏ phải nộp các khoản tiền sau: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ, tiền sử dụng đất (nếu có); trong đó, lệ phí trước bạ và lệ phí cấp Sổ đỏ được ấn định trước hoặc có cách tính đơn giản, thống nhất với tất cả các thửa đất, còn tiền sử dụng đất cách tính rất phức tạp. Do vậy, để tính được tổng số tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
6.1. Lệ phí trước bạ
– Mức nộp:
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích)
– Tra cứu giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành (trong bảng giá đất thì quy định rõ giá đất theo từng tuyến đường, từng vị trí cụ thể).
– Đo diện tích thực tế mà người sử dụng đất đề nghị cấp Sổ đỏ.
6.2 Lệ phí cấp Sổ đỏ
Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh.
Như vậy, lệ phí cấp Sổ tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau.
6.3 Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Tiền sử dụng đất có hai trường hợp theo quy định: Một trường hợp là phải nộp tiền sử dụng đất và Không phải nộp tiền sử dụng đất.
7. Cách xử lý khi bị “ làm khó hoặc chậm cấp Sổ đỏ“
Nếu người dân không nắm rõ pháp luật thì sẽ gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan Nhà nước: Chậm cấp Sổ đỏ, từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện,…Có các hướng xử lý như sau:
7.1 Khiếu nại
Khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai có căn cứ rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.
Người dân có thể khiếu nại bằng các hình thức: Khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp
7.2 Khởi kiện
Đối tượng khởi kiện: Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai như: Chậm cấp, từ chối cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện hoặc các hành vi tiêu cực khác khi làm Sổ đỏ.
Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
1. Văn phòng luật sư Tín Phát
Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: Luatsulamdong.com
Gmail: vplstinphat@gmail.com
2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: luatsulamdong.com
Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com
+ THỦ TỤC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LÂM ĐỒNG
Văn phòng chúng tôi chuyên hỗ trợ giải quyết các tranh chấp đất đai, thực hiện thủ tục đất đai tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
+ TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
Khi chính bạn, người thân hoặc gia đình bạn gặp vấn về, vướng mắc về Đất đai, Nhà ở, Thủ tục đất đai, Thừa kế đất đai, quyền sử dụng đất và đang trong tình trạng