0918415277 0918255499
Trang chủ>Lĩnh vực tố tụng>Các vụ việc, vụ án Hành chính

Vụ án Tranh chấp về hợp đồng tín dụng

18/08/2023 200
tranh chap hop dong tin dung

Án lệ số 08:

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16-5-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam với bị đơn là Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Đăng Duyên, Đỗ Thị Loan.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 16 phần “Xét thấy” của quyết định giám đốc thẩm nêu trên.

Khái quát nội dung của án lệ:

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Từ khóa của án lệ:

“Lãi suất”; “Nợ gốc chưa thanh toán”; “Hợp đồng tín dụng”; “Điều chỉnh lãi suất”; “Lãi suất nợ quá hạn”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 20-7-2010 và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy:
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (sau đây viết tắt là Vietcombank) và Công ty Cổ phần Dược phẩm Kaoli (sau đây viết tắt là Công ty Kaoli) có ký kết 04 hợp đồng tín dụng, gồm: Hợp đồng tín dụng số 03/07/NHNT-TL ngày 25-12-2007; số 04/07/NHNT-TL ngày 28-12-2007; số 144/08/NHNT-TL ngày 28-3-2008 và số 234/08/NHNT-TL ngày 27-5-2008. Các hợp đồng tín dụng nêu trên được bảo đảm bằng tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại:

Đại diện bị đơn – ông Đỗ Văn Chính, giám đốc Công ty Kaoli trình bày: Ông thừa nhận Công ty Kaoli còn nợ Vietcombank số tiền gốc và lãi trong hạn, lãi quá hạn theo 04 Hợp đồng tín dụng như Vietcombank trình bày là đúng. Ông xác định trách nhiệm trả nợ theo 04 hợp đồng tín dụng nêu trên là của Công ty Kaoli và xin trả dần trong thời hạn 05 năm.
Trường hợp Công ty Kaoli không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, Vietcombank yêu cầu phát mại tài sản đảm bảo của bà Nguyễn Thị Phượng, của ông Nguyễn Đăng Duyên và bà Đỗ Thị Loan thì đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Ông Chính xác nhận Vietcombank giải ngân trước khi ký kết Hợp đồng thế chấp số 1678.2008/HĐTC ngày 25-6-2008 và Hợp đồng thế chấp số 1677.2008/HĐTC ngày 25-6-2008. Từ ngày 25-6-2008 đến nay, Công ty Kaoli không vay thêm một khoản vay nào khác, không ký hợp đồng tín dụng nào khác với Vietcombank.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 24-3-2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

“1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam đối với Công ty Kaoli. Buộc Công ty Kaoli có trách nhiệm phải trả cho Ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và lãi là 8.197.957.837 đồng.

  1. Không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam đòi phát mãi các tài sản là giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thửa đất số 46B + 39C + 37C, tờ bản đồ số 19, địa chỉ số 122 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10101132587 do Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình cấp ngày 27-4-2004 cho bà Nguyễn Thị Phượng và giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ số tổ 13, cụm 2, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thửa đất số 13+64A (1 phần), tờ bản đồ số 04 tại địa chỉ số tổ 13 cụm 2, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10103090899 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 23-3-2004 cho ông Nguyễn Đăng Duyên và vợ là bà Đỗ Thị Loan.
    Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam có trách nhiệm trả lại đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và làm thủ tục giải tỏa tài sản thế chấp cho bà Nguyễn Thị Phượng và vợ, chồng ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ Thị Loan”.
    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn có quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 04-4-2011, Vietcombank có đơn kháng cáo.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội căn cứ khoản 2 Điều 275 và khoản 1 Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự quyết định:

“Sửa Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 23 và 24-3-2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về phần nghĩa vụ bảo lãnh đối với bà Nguyễn Thị Phượng và vợ, chồng ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ Thị Loan, cụ thể như sau:
Xử: Các Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
ngày 03-9-2007 giữa Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long với bà Nguyễn Thị Phượng và vợ chồng ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ Thị Loan là hợp đồng bảo lãnh (các bút lục số 52, 58a).
Buộc Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli phải có trách nhiệm thanh toán trả cho Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 8.197.957.837 đồng…
Trong trường hợp Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đầy đủ cho Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam thì Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử lý tài sản bảo lãnh theo quy định của Luật thi hành án dân sự để thu hồi nợ theo trách nhiệm bảo lãnh của người bảo lãnh.
…Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án”.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, về việc thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Phượng; ông Nguyễn Đăng Duyên và bà Đỗ Thị Loan có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị số 34/2012/KDTM-KN ngày 15-10-2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

Xét các Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn ngân hàng (Số công chứng: 1677.2008/HĐTC và 1678.2008/HĐTC cùng ngày 25-6-2008) thấy:

Cả hai hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn ngân hàng đều không nêu rõ bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng tín dụng nào và đều được ký kết sau khi 04 Hợp đồng tín dụng (số 03/07/NHNT-TL ngày 25-12-2007; số 04/07/NHNT-TL ngày 28-12-2007; số 144/08/NHNT-TL ngày 28-3-2008 và số 234/08/NHNT-TL ngày 27-5-2008) đã được Vietcombank – Chi nhánh Thăng Long giải ngân. Theo quy định tại khoản 1.3 Điều 1 của hai Hợp đồng thế chấp nêu trên thì: “Các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay khoản tiền nêu trên (Nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay và bảo lãnh cao nhất là 4.605.000.000 đồng…; – khoản 1.2 Điều 1 Hợp đồng thế chấp) sẽ được ghi cụ thể trong giấy tờ nghiệp vụ Ngân hàng mà bên B (Vietcombank – Chi nhánh Thăng Long) và bên được bảo lãnh sẽ ký tại trụ sở của bên B (Vietcombank – Chi nhánh Thăng Long)” thì có thể hiểu bà Phượng, vợ chồng ông Duyên và bà Loan chỉ bảo lãnh cho Công ty Kaoli vay tiền theo các hợp đồng tín dụng sẽ được ký tại trụ sở của Vietcombank sau ngày ký hợp đồng thế chấp (ngày 25-6-2008) chứ không bảo lãnh cho các khoản vay của 04 Hợp đồng tín dụng đã ký trước đó.
Vietcombank căn cứ vào khoản 6.2 Điều 6 của 04 Hợp đồng tín dụng nêu trên về biện pháp bảo đảm tiền vay có ghi (viết tay) nội dung: “Các thỏa thuận chi tiết về tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định cụ thể trong…Hợp đồng thế chấp số 1677.2008/HĐTC ngày 25-6-2008 và Hợp đồng thế chấp số 1678.2008/HĐTC ngày 25-6-2008” để yêu cầu Tòa án buộc bà Phượng, vợ chồng ông Duyên và bà Loan phải có trách nhiệm bảo lãnh đối với các khoản vay của Công ty Kaoli theo 04 Hợp đồng tín dụng nêu trên. Nhưng nội dung này, theo đại diện Vietcombank trình bày tại phiên tòa sơ thẩm là “do kế toán của Ngân hàng viết”. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Đỗ Văn Chính – Giám đốc Công ty Kaoli trình bày: “Công ty Kaoli không biết việc viết thêm này” và “Không đồng ý với yêu cầu phát mại của Ngân hàng. Các tài sản của bà Phượng và vợ chồng ông Duyên, bà Loan là do Ngân hàng ghi thêm trong các hợp đồng tín dụng”.
Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Phượng cho biết bà Nguyễn Thị Phượng không nhận được hợp đồng tín dụng nào từ Vietcombank; còn ông Duyên, bà Loan thì có nhận được hợp đồng tín dụng từ Vietcombank. Như vậy, ông Chính, bà Phượng và vợ chồng ông Duyên, bà Loan không biết nội dung chữ viết tay do kế toán Ngân hàng ghi trong các hợp đồng tín dụng, không ký vào hợp đồng tín dụng cho nên chưa có căn cứ để xác định các hợp đồng tín dụng nêu trên được bảo đảm bằng các Hợp đồng thế chấp số 1677.2008/HĐTC và 1678.2008/HĐTC cùng ngày 25-6-2008.
Bên cạnh hai hợp đồng thế chấp nêu trên thì trong hồ sơ vụ án có 02 bộ tài liệu liên quan đến việc thế chấp tài sản: 01 bộ của bà Phượng; 01 bộ của vợ chồng ông Duyên, bà Loan; trong mỗi bộ đều có: Biên bản định giá tài sản và Biên bản bàn giao tài sản cùng đề ngày 03-9-2007; Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (ngày 29-01-2008 của bà Phượng; ngày 25-6-2008 của ông Duyên, bà Loan). Tuy nhiên, trong các Biên bản và Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp này cũng không nói rõ bảo đảm cho khoản vay của hợp đồng tín dụng nào.

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định (tóm tắt): “Các Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh giữa Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long với bà Phượng, vợ chồng ông Duyên, bà Loan lập ngày 03-9-2007 đều có nội dung thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho các nghĩa vụ của Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli tại Ngân hàng…nên xác định đây là một hợp đồng…”. Và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên xử: “Các Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh ngày 03-9-2007 giữa Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long với bà Nguyễn Thị Phượng và vợ chồng ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ Thị Loan là hợp đồng bảo lãnh (các bút lục số 52, 58a)” và “Trong trường hợp Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đầy đủ cho Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, thì Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xử lý tài sản bảo lãnh theo quy định của Luật thi hành án dân sự để thu hồi nợ theo trách nhiệm bảo lãnh của người bảo lãnh”.

Nhận định và quyết định trên đây của Tòa án cấp phúc thẩm là không có căn cứ và không đúng pháp luật. Bởi lẽ:

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam với bị đơn là Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Phượng, ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ Thị Loan.
  2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay”.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

1. Văn phòng luật sư Tín Phát

Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Gmail: vplstinphat@gmail.com

2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com

tranh chap hop dong tin dung
Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
  • + Vụ án Khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

    Án lệ số 10: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + GIỚI THIỆU LUẬT KHIẾU NẠI

    Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại đã được quy định tại Hiến pháp năm 1992 và xây dựng cơ chế giải quyết khiếu

  • + Tham gia tố tụng

    Tranh chấp dân sự - kinh tế - lao động - hành chính là các loại tranh chấp phổ biến

  • Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
    Chat Zalo Gọi ngay