0918415277 0918255499
Trang chủ>Lĩnh vực tố tụng>Các vụ việc, vụ án Hành chính

GIỚI THIỆU LUẬT KHIẾU NẠI

12/02/2014 114

Luat khieu nai ,to cao

GIỚI THIỆU LUẬT KHIẾU NẠI

Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại đã được quy định tại Hiến pháp năm 1992 và xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại khách quan, công khai dân chủ và kịp thời, từ đó góp phần thự hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với ổn định và công bằng xã hội, Luật Khiếu nại đã được Quốc Hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 11 tháng 11 năm 2011.

Luật Khiếu nại được tách từ Luật Khiếu nại, Tố cáo 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005. Luật Khiếu nại gồm 8 chương, 70 điều, quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyến trong cơ quan Nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân và quản lý, giám sát công tác khiếu nại. Luật khiếu nại có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2012.

I. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI

Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành năm  năm 1998 và sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của mình và cơ quan nhà có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Luật khiếu nại, tố cáo, các vụ việc khiếu nại đã được xem xét, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội và đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật Khiếu nại, tố cao đã bộc lộ những hạn chế bất cập, các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiển đặt ra.  Luật Khiếu nại được ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:

1. Khắc phục hạn chế của Luật Khiếu nại, tố cáo về khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Cụ thể các quy định như: Cơ chế giải quyết khiếu nại, sự bất bình đẳng giữa các bên khiếu nại và giải quyết khiếu nại; trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, vai trò của các bên liên quan, việc tổ chức tiếp công dân… Ngoài ra, Luật khiếu nại được ban hành còn nhằm khắc phục sự chồng chéo giữa khiếu nại và tố cáo với một số văn bản pháp luật khác như pháp luật đất đai, môi trường,…

2. Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác khiếu nại phù hợp với tiến trình cải các nền hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp.

 3. Tại điều kiện thuận lợi hơn cho công dân, cơ quan, tổ chức thực quyền khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KHIẾU NẠI

1. Một số khái niệm

– Khiếu nại là gì?

Theo quy định của Luật, Luật Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc  hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Ai có quyền khiếu nại?

Người khiếu nại có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.

Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại có thể là cơ quan nhà nước, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Ai có thể bị khiếu nại?

Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

2. Những trường hợp áp dụng quy định của luật khiếu nại

Điều 3 Luật Khiếu nại quy định việc áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, theo đó các trường hợp sau sẽ được áp dụng các quy định của Luật Khiếu nại:

– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

– Khiếu nại của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định khác.

– Căn cư vào Luật Khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hướng dẫn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác cùa Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan mình.

Trường hợp luật khác có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Luật khiếu nại quy định 9 hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại Điều 6 cụ thể như sau:

a) Cản trở gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại

b) Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

c) Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

d) Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

đ) Cố tình khiếu nại sai sự thật.

e) Kích động, xúi dục, cưỡng chế, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối anh ninh trật tự công cộng.

g) Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu không đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ. công vụ khác.

h) Vi phạm quy chế tiếp công dân.

i) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

4. Về trình tự khiếu nại, hình thức khiếu nại và thời hiệu khiếu nại

4.1 Về trình tự khiếu nại

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết khiếu nại và bảo đảm quyền tự sửa chữa của người bị khiếu nại, Luật Khiếu nại đưa ra 2 cách khiếu nại để người khiếu nại lựa chọn

Trường

hợp

Chủ thể ra quyết định hành chính, hành vi hành chính

Khiếu nại lần 1

Khiếu nại lần 2

1

Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Cách 1: Khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính

Cách 2: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tóa án

Cách 1: Khiếu nại đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầuCách 2: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tóa án

2

Bộ Trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

3

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cách 1: Khiếu nại lên Bộ trưởng quản lý ngành đóCách 2: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

4.2. Về hình thức khiếu nại:

Việc khiếu nại được thực hiện bằng 2 cách: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (Điều 8)

a) Đơn khiếu nại:

Phải ghi rõ ngày thánh năm khiếu nại; thông tin của người khiếu nại và cá nhân tổ chức, cơ quan tổ chức bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, tài liệu khiếu nại, ký tên hoặc điểm chỉ.

b) Khiếu nại trực tiếp:

Người tiếp nhận hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản. Người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

– Về  trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về nội dung:

Luật Khiếu nại cũng quy định 2 cách khiếu nại cho trường hợp này: Khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp

Trường hợp khiếu nại bằng đơn khiếu nại, trong đơn phải ghi rõ nội dung như điểm a) trên đây, có chữ ký của những nhười khiếu nại và cử người đại diện để trình bày khi được yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại trực tiếp, người tiếp nhận hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, người tiếp nhận ghi lại bằng văn bản.

4.3 Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trong trường hợp ốm đau, thiên tai, đi công tác xa…. Hoặc vì những lý do trở ngại khách quan khác không thực hiện được quyền khiếu nại thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại (Điều 9)

5. Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết

Điều 11 của Luật Khiếu nại quy định rõ các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết, cụ thể như sau:

Quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (,HVHC) trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; QĐHC, HVHC trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới; QĐHC có chứa đựng quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

QĐHC, HVHC  không liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hợp pháp;

Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2;

Có văn bản Thông báo đình chỉ khiếu nại mà sau 30 ngày không tiếp tục khiếu nại;

Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

6. Quyền và nghĩa vụ người khiếu nại

So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Khiếu nại bổ sung thêm các quyền của người khiếu nại, quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

Quyền

Nghĩa vụ

– Tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị ốm đau, già yếu hoặc vì lý do khách quan mà không thể tự khiếu nại thì có thể ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, ruột, con đã thành niên hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;- Được nhờ Luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý tư vấn hoặc ủy quyền cho họ khiếu nại;- Được tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tham gia đối thoại;- Được đọc, sao chép, chụp tài liệu, chứng cứ có liên quan trừ tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

– Được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang giữ tài liệu liên quan cung cấp cho mình để nộp cho người giải quyết khiếu nại trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước

– Được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Được đưa ra chứng cứ về khiếu nại và giải trình ý kiến về chứng cứ đó;

– Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý, nhận quyết định giải quyết khiếu nại

– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xân phạm, được bồi thường theo quy định của pháp luật;

– Rút khiếu nại.

– Khiếu nại đúng người có thẩm quyền giải quyết- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đó;- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại  trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành;- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

7. Thời hạn giải quyết khiếu nại

Nhằm bảo đảm kịp thời trong việc giải quyết khiếu nại và tăng cường trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại đã rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và lần thứ hai so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Cụ thể là:

Khiếu nại

Không thuộc vùng sâu, xa, đi lại khó khăn

Vùng sâu, xa, đi lại khó khăn

Vụ việc bình thường

Vụ việc phức tạp

Vụ việc bình thường

Vụ việc phức tạp

Lần 1

(tính từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại)

30 ngày

45 ngày

45 ngày

60 ngày

Lần 2

(tính từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại)

45 ngày

60 ngày

60 ngày

70 ngày

 

8. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 46 Luật Khiếu nại quy định việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

8.1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

– Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, các nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;

–  Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có các biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định đó;

– Tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

– Kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

8.2. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm:

– Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm hại;

– Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là đúng pháp luật;

– Chấp hành quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

8.3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với các , cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền  trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

9. Về Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

9.1. Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là một loại khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặc thù liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức. Luật Khiếu nại có một chương riêng quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (chương IV).

– Khi có căn cứ  cho rằng việc quyết định kỷ luật mình là trái pháp luật, cán bộ, công chức có quyền đề nghị người đã ra quyết định kỷ luật xem xét lại quyết định kỷ luật đó.

– Trong trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể tiếp khiếu nại lần 2 đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định kỷ luật. Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, và lần 2, thì người khiếu nại còn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

– Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật, lần hai là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Điều 48)

9.2 Điều 57 của Luật Khiếu nại quy định về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại và việc khởi kiện vụ án hành chính. Theo đó,  quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật gồm 2 loại:

– Quyết định giải quyết lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần 2

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể tử ngày ban hành.

– Các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu luật pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.

Khoản 3 Điềi 57 quy định: Công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai mà khiếu nại không được giải quyết, thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

10. Về việc tiếp công dân

10.1. Luật khiếu nại đã kế thừa các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 về việc tiếp công dân và quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Theo đó:

– Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền bố trí địa điểm tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, đảm bảo các điều kiện để công dân trình bày khiếu nại được thuận lợi.

10.2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân cũng có quyền và nghĩa vụ riêng theo luật định. Điều 60 Luật khiếu nại quy định quyền và nghĩa vụ công dân tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân như sau:

– Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ quy chế tiếp công dân và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân;

– Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, ký hoặc điểm chỉ vào biên bản xác nhận những nội dung đã trình bày;

– Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

– Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về một nội dung.

– Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà của người tiếp công dân.

11. Hiệu lực thi hành và Điều khoản chuyển tiếp

– Những quy định về khiếu nại và giải quyết kiếu nại trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005  hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật Khiếu nại có hiệu lực, tức ngày 01 tháng 7 năm 2012.

– Đối với khiếu nại đã được thụ lý trước ngày Luật Khiếu nại có hiệu lực thì được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cao số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 26/2005//QH11 và Luật số 58/2005/QH11.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  1. Văn phòng luật sư Tín Phát

Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: Luatsulamdong.com

Gmail: vplstinphat@gmail.com

  1. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499

Website: luatsulamdong.com

Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com

Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
  • + Vụ án Tranh chấp về hợp đồng tín dụng

    Án lệ số 08: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Vụ án Khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

    Án lệ số 10: Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số

  • + Tham gia tố tụng

    Tranh chấp dân sự - kinh tế - lao động - hành chính là các loại tranh chấp phổ biến

  • Tư vấn luật, đầu tư, pháp lý, tranh chấp đất đai, thành lập công ty tại Đà Lạt Lâm đồng
    Chat Zalo Gọi ngay