LẬP DI CHÚC ĐẢM BẢO PHÁP LUẬT
15/05/2020 415Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Theo Điều 624 BLDS 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”
Vì vậy mà khi tiến hành lập một bản di chúc cần nắm và biết một số lưu ý trong quy định của pháp luật để di chúc lập nên hợp pháp và có hiệu lực pháp lý.
1. Điều kiện đối với người lập di chúc theo Bộ Luật Dân sự 2015 như sau (Điều 625 BLDS 2015)
– Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
2. Hình thức của di chúc
– Thành lập thành văn bản:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 633)
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 632)
Di chúc bằng văn bản có công chứng (Điều 635)
Di chúc bằng văn bản có chứng thực (Điều 635)
– Nếu không được lập bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 629)
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
3. Nội dung di chúc
– Có nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 điều 631 BLDS 2015
– Di chúc không được viết tắt hoặc bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
– Với trường hợp di chúc bị tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
4. Hiệu lực của di chúc
– Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
– Trong một số trường hợp di chúc sẽ không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Trong trường hợp những người không được hưởng thừa kế phần di sản theo di chúc hoặc hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản chia theo theo pháp luật. Những người này được gọi là “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.(Điều 644 BLDS 2015).
Mọi chi tiết xin liên hệ:
1. Văn phòng luật sư Tín Phát
Trụ sở chính: 131 Yersin, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: Luatsulamdong.com
Gmail: vplstinphat@gmail.com
2. Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Sảnh 1, Tầng trệt Trung tâm Hành chính Tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0918.415.277 – 0987.332.188 – 0918.255.499
Website: luatsulamdong.com
Email: vanphongtuvandoanhnghiepld@gmail.com
+ Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?
1. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không? Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, người thừa kế nếu không là cá nhân thì vẫn có quyền
+ Những trường hợp dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế nhà, đất: Ai cũng nên biết
Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc Theo quy định pháp luật Việt Nam, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo